Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Mở cửa: 8:00 - 20:00 (Tất cả các ngày trong tuần, cả ngày nghỉ lễ)

Cơ sở khám phụ khoa

“ Uy Tín Hàng Đầu Hà Nội ”

Tư vấn miễn phí:

03.53.35.52.52
*Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Đậu đen có thực sự là “thần dược”?

  • Tham vấn y khoa: BS Phạm Thị Minh Trang
  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Đậu đen là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hằng ngày và trong các bài thuốc Đông y. Trên mạng xã hội hiện có nhiều thông tin về việc ăn đậu đen để chữa ung thư, cao huyết áp, tiểu đường… Đây là những thông tin chưa được kiểm chứng một cách toàn diện và chính xác.

Đậu đen, nguồn dưỡng chất cao

Đậu đen, hắc đậu, thúa đăm (tiếng Tày). Tên khoa học: Vigna cylindrical skeels (Dolichos catjang Burn f),họ:Fabaceae. Công dụng: giải nhiệt, trị phong thấp, giảm đau. Đậu đen quanh năm, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn là chét hai bên. Hoa màu tím nhạt, quả giáp dài, tròn, trong chứa từ 7-10 hạt màu đen. Trong đậu đen, có loại đậu đen trắng long, đậu đen xanh lòng.

Đậu đen

Đậu đen có thực sự là thần dược

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học của đậu đen khá đa dạng. Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit. Đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C.

Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen khá cao: 100g đậu đen có 0,97g lysine; 0,31g mentionin; 0,31g tryptophan; 0,16g phenylalanine; 1,09g alanin; 0,97g valin; 1,26g lenxin; 1,11g izoleuxin; 1,72g acginin và 0,75g histidin

Hạt đậu đen có giúp giảm cân?

Theo các nghiên cứu khoa học, đậu đen chứa isoflavone có khả năng điều chỉnh, chuyển hóa chất béo. Thực phẩm chứa isoflavone và anthocyanin rất tốt cho sức khỏe, nhưng chưa chắc hỗ trợ giảm cân. Chìa khóa của vấn đề là cần giảm lượng calo nạp vào và tăng lượng calo tiêu hao qua hoạt động thể chất, không nên thần thánh hóa một loại thực phẩm hay thuốc nào. Nguyên tắc giảm cân cần chú trọng về mặt dinh dưỡng và vận động. Các thực phẩm họ đậu chứa isoflavone, anthocyanin. Có nhiều trong các loại rau củ có màu tím như: khoai lang tím, dâu tằm, cà tím, bắp cải tím, nho, mận, dâu tây, mâm xôi…

Không có loại thực phẩm nào hoàn hảo, không có loại thuốc nào có thể trị bách bệnh, và hạt đậu đen cũng không phải thần dược trị bách bệnh.

Cần cẩn trọng khi dùng

Uống nước đậu đen chỉ nên sử dụng như món nước giải khát, mỗi tuần sử dụng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 100-250ml, vừa đủ, không gây cảm giác no. Không dùng nước đậu đen thay thế nước uống hàng ngày, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất trong cơ thể.

Nước đậu đen nên được uống bình thường, không pha thêm đường. Người có bệnh tiểu đường không nên pha đường vào nước đậu đen. Nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu, người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng.

Thời gian lý tưởng để sử dụng đậu đen với các thực phẩm khác là cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Bởi trong đậu đen có chứa phytat, sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Phytat gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho (không nên dùng nước đậu đen để uống các loại thuốc có chứa sắt, kẽm, can, đồng, canxi hoặc sử dụng thực phẩm có chứa các chất này )…

Người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Hàm lượng protein trong đậu đen cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, sẽ khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen. Khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.

Trên thực tế, không có loại thực phẩm nào hoàn hảo, không có loại thuốc nào  trị bách bệnh. Hạt đậu đen cũng không ngoại lệ.

Khi có các vấn đề sức khỏe, người bệnh cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân,  chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vận động. Tìm đến sự thăm khám, điều trị, tư vấn của các chuyên gia, thầy thuốc có kiến thức, kinh nghiệm; thay vì tin và áp dụng các thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội.

Bài thuốc hay từ đậu đen

Đậu đen được dùng trong đông y để chế thuốc nấu với hà thủ ô, vị thuốc có màu đen giúp bổ thận thủy. Một số bài thuốc kinh nghiệm dân gian có sử dụng đậu đen.

Trị đau lưng:

Bài 1: Giã dập 100 g đậu đen, đem xào với ít dấm, khi còn ấm ấm , đắp trực tiếp vào vùng lưng bị đau, dùng gạc cuốn lại để qua đêm.

Bài 2: Một cái đuôi bò + 50g đậu đen đem hầm nhừ với nước. Ăn cả cái cả nước. Ăn 2-3 lần/ tuần. Có thể kết hợp cả hai bài thuốc trên trị chứng đau lưng.

Trị mắt mờ ở người cao tuổi, hay bị hoa mắt, chóng mặt:

Đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống thường xuyên, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.

  • Chữa mất ngủ:

Đậu đen kết hợp với hạt sen có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả: Đậu đen 30g, 15g hạt sen để cả tim và sao vàng, 15g lá vông, 20g lá dâu tằm, 25g lạc tiên, 8g thảo quyết minh sao vàng. Sắc lấy nước uống 1 ngày, uống liên tục từ 10-15 ngày. Bài thuốc này ngoài trị mất ngủ còn giúp cải thiện chứng đau lưng, ù tai, buồn bực, uể oải, choáng váng đầu óc, bốc hỏa…

  • Râu tóc bạc sớm:

50g đậu đen nấu nước, sau đó lấy nước đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô khoảng 2-3 giờ. Vớt ra để dành sử dụng lâu ngày. Mỗi ngày dùng từ 15-20g dạng nước sắc và dạng bột khoảng 5g ; có tác dụng chữa râu, tóc bạc sớm.

  • Chữa táo bón, tiểu rắt:

Đậu đen rang chín cùng với tỏi đập dập. Cho vào nồi ninh nhừ và uống vào buổi sáng sớm. Sử dụng liên tục trong nửa tháng.

  • Bồi bổ phụ nữ sau sinh:

50g đậu đen, 1 con gà ác. Hầm nhừ ăn cả nước và cái. Mỗi tuần 2 lần giúp nhanh lấy lại sức.

  • Chữa liệt dương:

Lấy đậu đen sao vàng già, ngâm với rượu uống.

  • Giải rượu:

100 g đậu đen nấu thành nước, hòa thêm muối rồi cho uống.

Tìm kiếm có liên quan

  • Tác dụng của đậu đen
  • Tác hại của đậu đen
  • Nước đậu đen
  • Review nước đậu đen
  • Uống nước đậu đen không rang
  • Cách nấu nước đậu đen
  • Tác dụng của đậu đen xanh lòng
  • Uống nước đậu đen rang liên tục trong 15 ngày

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Bạn có vấn đề chưa rõ cần bác sĩ giải đáp

>> Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] để bác sĩ tư vấn >> Hotline: 03.53.35.52.52 >> Hoặc để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Thượng mã phong – Trạng thái nguy hiểm khi “yêu”

Thượng mã phong – Trạng thái nguy hiểm khi “yêu”

Thượng mã phong là tình trạng đột tử trong sinh hoạt tình dục khi dương khí bị thất thoát, nguyên nhân là do tinh...

Thuốc kích dục là gì? Tác hại từ thuốc kích dục

Thuốc kích dục là gì? Tác hại từ thuốc kích dục

Có nhiều phương pháp để giúp kích thích hoặc tăng cường ham muốn trong chuyện ấy của nam giới. Thuốc kích dục nam giới...

Đinh lăng: thuốc bổ cho mọi nhà

Đinh lăng: thuốc bổ cho mọi nhà

Cây đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc...

8 chiêu thức trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản

8 chiêu thức trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản

Làm sao khi bị đau bụng tiêu chảy? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho...

Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên

Lý do nên uống trà hoa cúc thường xuyên

Hoa cúc là một loại thảo dược đa tác dụng, được sử dụng như một phương thuốc truyền thống từ hàng ngàn năm để...

Nhung hươu là gì? Tác dụng của nhung hươu

Nhung hươu là gì? Tác dụng của nhung hươu

Nhung hươu là một trong tứ đại danh dược bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn để bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh....

Bản quyền thuộc Bác Sĩ Nam Khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước